Khu công nghiệp Hà Nam 2030: Dự kiến 3.200 ha

18-02-2024 8:17

cụm kcn hà namĐây là một trong các phương án phát triển của tỉnh Hà Nam trong những năm tới, nhằm hoàn thành mục tiêu trở thành một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ cao của vùng vào năm 2030. Hà Nam là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, đứng thứ 8 trên cả nước và xếp thứ 5 trong vùng đồng bằng sông Hồng vào năm 2023. Cụ thể, GRDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Hà Nam đạt hơn 50.201 tỷ đồng, tăng 9,41% so với năm trước.

đất đai Trong năm này, Hà Nam thu hút được 35 dự án FDI đầu tư cấp mới tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, với tổng vốn đầu tư là 549 triệu USD (tăng 156% so với cùng kỳ năm 2022). Trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nam đang đặt phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao của vùng. Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Hà Nam ưu tiên đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đường giao thông trong những năm tới. Cụ thể, trong phương án phát triển các khu chức năng, tỉnh đẩy nhanh tiến độ các thủ tục, triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghệ Cao Hà Nam có quy mô khoảng 663 ha tại huyện Lý Nhân. Tập trung thu hút đầu tư vào các phân khu chức năng của Khu Công nghệ Cao với trọng tâm là các dự án thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ điện tử – bán dẫn, tự động hóa, công nghệ sinh học và y dược, công nghệ vật liệu mới… Về phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, tỉnh sẽ quy hoạch các khu công nghiệp gắn với vùng đô thị, dịch vụ với hướng thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường. Nâng cao chất lượng hạ tầng, dịch vụ và hiệu quả hoạt động của 8 khu công nghiệp đã thành lập gồm Đồng Văn I, Đồng Văn II, Đồng Văn III, Đồng Văn IV, Hoà Mạc, Châu Sơn, Thanh Liêm, Thái Hà giai đoạn I với tổng diện tích 2.516 ha. Đẩy mạnh thu hút đầu tư để lấp đầy 2 khu công nghiệp đã có quy hoạch đầu tư (Đồng Văn I mở rộng về phía đông đường cao tốc và Thái Hà giai đoạn II). Xây dựng và thành lập mới 4 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch là Kim Bảng I, Châu Giang I, Đồng Văn V, Đồng Văn VI; với tổng diện tích là 940ha. Sáp nhập Cụm công nghiệp Châu Giang vào Khu công nghiệp Châu Giang I và Cụm công nghiệp Lê Hồ vào Khu công nghiệp Kim Bảng I khi có đủ các điều kiện theo quy định.

Đến năm 2030, ưu tiên thành lập mới, mở rộng phát triển các khu công nghiệp có vị trí địa lý thuận lợi, khả năng thu hút các nhà đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh gồm Kim Bảng II, Kim Bảng III, Kim Bảng IV, Thanh Bình I, Thanh Bình II, Bình Lục, Thái Hà III. Các Khu công nghiệp Châu Giang II, Thái Hà II, Đạo Lý sẽ được thành lập mới tùy theo nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội thực tế của địa phương trong thời kỳ quy hoạch. Dự kiến các khu công nghiệp mới thành lập sẽ có tổng diện tích là 3.200ha. Về phương án phát triển hệ thống cụm công nghiệp, phát triển các cụm công nghiệp có tính đa ngành, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh từng địa phương. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và tăng tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đã thành lập. Cụ thể, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật 5 cụm công nghiệp theo hiện trạng và giữ nguyên diện tích gồm các cụm công nghiệp Nam Châu Sơn, Thanh Hải, Cầu Giát, Nhật Tân và Bình Lục. Điều chỉnh, mở rộng 3 cụm công nghiệp hiện có là Kim Bình, Thi Sơn và Trung Lương. Thành lập 14 cụm công nghiệp mới với tổng diện tích là 726 ha. Dự kiến sáp nhập Cụm công nghiệp Châu Giang vào Khu công nghiệp Châu Giang I và Cụm công nghiệp Lê Hồ vào Khu công nghiệp Kim Bảng I khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.