Bất động sản công nghiệp Đông Nam Á: Việt Nam Làm Chủ Trận Địa

30-12-2023 8:57

Bất động sản công nghiệp vẫn là tâm điểm ở Đông Nam Á, trong đó Việt Nam đóng một vai trò quan trọng. Với lãi suất tăng cao, làm hạn chế cơ hội cho thương vụ mua lại và chi phí lao động gia tăng, các nhà sản xuất đang rời khỏi thị trường Bắc Á, tạo điều kiện cho Đông Nam Á trở thành địa điểm hàng đầu cho phát triển bất động sản công nghiệp.

Với chi phí lao động ngày càng tăng, nhà đầu tư đang tìm kiếm địa điểm sản xuất có giá cả hợp lý hơn, và Đông Nam Á đang nổi lên như một thị trường lý tưởng. Thái Lan, Việt Nam, và Indonesia cung cấp các lựa chọn chi phí thấp và hiệu quả cho nhà đầu tư. Đặc biệt, trong năm 2023, Thái Lan ghi nhận số lượng giao dịch bán đất công nghiệp lớn nhất từ năm 2007.bất động sản công nghiệp

Xu hướng Liên doanh và Liên kết

Đông Nam Á thu hút nhiều nhà đầu tư khi trở thành trung tâm phát triển bất động sản công nghiệp xanh. Có một xu hướng ngày càng tăng của nhà đầu tư quốc tế hợp tác với các doanh nghiệp địa phương để xây dựng các dự án công nghiệp.

Mark Gladu, Giám đốc cấp cao về thị trường vốn công nghiệp và hậu cần tại châu Á – Thái Bình Dương của JLL, chia sẻ: “Có nhiều xu hướng mới ở Đông Nam Á, trong đó có sự tham gia tích cực của nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc liên doanh. Bởi vì họ không muốn đối mặt với rủi ro và chi phí phát triển nhân sự, họ thích hợp tác với các doanh nghiệp địa phương chuyên nghiệp”.

Gladu cũng lưu ý rằng, với lãi suất cao, nhà phát triển ngày càng nhận thức rõ hơn về rủi ro trong việc phát triển. Do đó, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang xây dựng khu công nghiệp theo yêu cầu của người dùng cuối, hứa hẹn lợi nhuận cao hơn.

Sharon Tan, người đứng đầu tại văn phòng Singapore của công ty luật quốc tế Baker McKenzie Wong & Leow, cho biết Singapore đang chứng kiến sự phát triển và cải tạo nhiều cơ sở công nghiệp thông qua việc tích hợp công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu từ những người thuê cụ thể, đồng thời kết nối với nhu cầu ngày càng tăng từ các nhà cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến, nhất là để thúc đẩy tốc độ vận chuyển và giao hàng nhanh chóng hơn.

Sự dịch chuyển của nhà sản xuất Trung Quốc

Một trong những động lực thúc đẩy đầu tư bất động sản công nghiệp ở khu vực là sự chuyển đổi của nhà sản xuất Trung Quốc sang Đông Nam Á.

Tại Singapore, có sự gia tăng của các công ty y tế và sinh học Trung Quốc đầu tư và thiết lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Một trong những thách thức lớn của họ là cần tư vấn pháp lý và kỹ thuật từ giai đoạn rất sớm để tránh rủi ro trong giao dịch và vượt qua các rào cản pháp lý.

Trong khi đó, lượng vốn đầu tư vào bất động sản Thái Lan từ các nhà sản xuất Trung Quốc và Đài Loan ngày càng tăng. Thái Lan thu hút do có lợi thế về số lượng kỹ sư và chuyên gia công nghệ được đào tạo chất lượng, cùng với chính sách khuyến khích từ chính phủ.

Mark Gladu cũng đặc biệt chú ý đến sự gia tăng đáng kể của các nhà sản xuất Trung Quốc tại Đông Nam Á. Điều này không chỉ vì lao động rẻ, mà còn là một cách để các công ty đại lục mở rộng doanh số bán hàng tại khu vực này.

Ông nói: “Người Trung Quốc đã có bước tiến lớn khi mở rộng sản xuất vào Đông Nam Á, không chỉ để giảm chi phí nhân công mà còn để tiếp cận thị trường mới. Ví dụ rõ nhất là các công ty liên quan đến xe điện, từ việc lắp ráp ô tô đến sản xuất pin và phụ tùng ô tô, họ đang mở rộng mạnh mẽ vào Indonesia, Thái Lan, và các quốc gia khác trên khắp Đông Nam Á.